Bảo vệ chăm sóc trẻ em
Hướng dẫn hoạt động của Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã
19/07/2021 10:42:00

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG

CỦA NHÓM THƯỜNG TRỰC BẢO VỆ TRẺ EM CẤP XÃ

 

Phần 1

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ THÀNH PHẦN

NHÓM THƯỜNG TRỰC BẢO VỆ TRẺ EM CẤP XÃ

         

I. Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng

          Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em (BVTE) cấp xã (sau đây gọi tắt là nhóm thường trực) gồm một số thành viên thuộc tổ chức phối hợp liên ngành (PHLN) về trẻ em cấp xã[1] do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã chỉ định để giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp xã phối hợp, đôn đốc, điều hòa việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em ở địa phương; tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi[2]; xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp[3] theo quy định của Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

          2. Nhiệm vụ

a) Nắm vững tình hình trẻ em trên địa bàn xã; phát hiện kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi:

- Thống kê, phân loại, lập hồ sơ quản lý các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) trên địa bàn xã (14 nhóm theo Luật trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP);

- Chủ động phát hiện kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi thông qua việc huy động sự tham gia của các thành viên của tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã, các trưởng thôn, trưởng các tổ chức đoàn thể tại thôn, cộng tác viên BVTE, nhóm trẻ em nòng cốt... trong việc cung cấp, xác minh thông tin liên quan; 

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, hỗ trợ công tác điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em theo quy định của pháp luật.

          b) Chủ trì và phối hợp với các thành viên của tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB:

          - Tổ chức thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể, xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của từng trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB;

          - Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp;

          - Tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp: theo dõi, điều phối, hỗ trợ tiến trình cung cấp dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công; đề xuất điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết;

          - Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.

          c) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có yêu cầu) cho tổ chức PHLN về trẻ em và các cơ quan bảo vệ trẻ em cấp huyện, tỉnh, trung ương về:

- Tình hình trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB;

- Kết quả hỗ trợ, can thiệp đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB.

          II. Thành phần nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã

          1. Chủ tịch UBND cấp xã;

2. Công chức Văn hóa - Xã hội chuyên trách theo dõi về Lao động - Thương binh và Xã hội (gọi tắt là công chức LĐTBXH);

3. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã;

4. Trưởng trạm y tế;

5. Trưởng Công an;

6. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;

7. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

8. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ.

Tùy điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã có thể lựa chọn số thành viên cho phù hợp.

III. Nhiệm vụ của các thành viên nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã

          Các thành viên nhóm thường trực BVTE cấp xã có trách nhiệm thực hiện công tác trẻ em, thực hiện quyền trẻ em theo trách nhiệm của cơ quan, tổ chức mình[4], đồng thời tuân thủ sự phân công của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em.

1. Nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã

          a) Chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã về hoạt động của nhóm thường trực;

b) Chỉ đạo người làm công tác BVTE cấp xã và các thành viên của nhóm thường trực tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, các trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; thống kê, phân loại trẻ em có HCĐB trên địa bàn xã và tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với nhóm trẻ em này.

c) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của nhóm thường trực BVTE và của tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã; điều phối và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, trong việc cung cấp hoặc phối hợp, chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em theo chức năng; quyết định biện pháp BVTE trong trường hợp khẩn cấp[5]; quyết định tạm thời cách ly trẻ em[6]; phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; quyết định phương án điều chỉnh kế hoạch và việc tiếp tục hoặc kết thúc các hoạt động hỗ trợ, can thiệp trên cơ sở kết luận của bản đánh giá nguy cơ sau khi kết thúc thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; báo cáo kết quả thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp cho UBND cấp xã và Phòng LĐTBXH cấp huyện hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về BVTE.

2. Nhiệm vụ của công chức LĐTBXH

a) Tổ chức thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp

- Lập, trình phê duyệt và điều phối thực hiện kế hoạch thống kê, phân loại các đối tượng trẻ em trên địa bàn xã;

- Thu thập, cung cấp các thông tin liên quan tới nguồn lực từ các chương trình, đề án và chính sách liên quan;

- Hỗ trợ người làm công tác BVTE tổ chức thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB.

b) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp

- Vận động, kết nối các nguồn lực xã hội để giải quyết các vấn đề và nhu cầu của trẻ em bị xâm hại, trẻ em có HCĐB;

- Tư vấn, hỗ trợ trẻ em và gia đình làm các thủ tục pháp lý cần thiết trong trường hợp phải tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc trở về gia đình khi trẻ em bị xâm hại đã được phục hồi về mặt thể chất, tâm lý, tình cảm và không còn nguy cơ bị xâm hại theo quyết định của Tòa án hoặc Chủ tịch UBND cấp xã;

- Hỗ trợ tìm kiếm hình thức chăm sóc thay thế đối với nhóm trẻ em không có điều kiện sống trong môi trường gia đình và theo dõi việc chăm sóc thay thế tại địa phương;

- Hỗ trợ, phối hợp với các thành viên nhóm thường trực trong thực hiện chính sách dành cho trẻ em;

- Tư vấn, trợ giúp trẻ em và gia đình của trẻ em tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ của người làm công tác BVTE cấp xã[7]

a) Tổ chức thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp:

- Làm đầu mối, phối hợp với các thành viên nhóm thường trực tổ chức thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, trẻ em có HCĐB theo quy định;

- Chủ trì việc lập và quản lý hồ sơ về các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, trẻ em có HCĐB;

- Chủ trì thực hiện các nội dung hoạt động: đánh giá nguy cơ; lập, trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp;

- Kiến nghị với Chủ tịch UBND cấp xã quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp nhằm đảm bảo sự an toàn tạm thời cho trẻ em bị xâm hại; ngăn chặn nguy cơ tiếp tục gây tổn hại cho trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trong trường hợp trẻ bị xâm hại bởi chính cha, mẹ, người chăm sóc;

- Hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc lưu giữ chứng cứ tổn hại của trẻ em; lưu trữ hồ sơ kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu trẻ em quốc gia.

b) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp:

- Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác;

- Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng;

- Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật và theo dõi quá trình thực hiện;

- Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.

          4. Nhiệm vụ của Trưởng trạm y tế

a) Tổ chức thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp:

          - Chịu trách nhiệm đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em bị xâm hại; đề xuất các biện pháp can thiệp khẩn cấp về y tế trong trường hợp trẻ em đang bị tổn hại nghiêm trọng, bao gồm chuyển tuyến y tế (nếu cần thiết);

- Thực hiện việc thu thập thông tin liên quan đến trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB khác; phối hợp với người làm công tác BVTE cấp xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và phối hợp đánh giá kết quả hỗ trợ, can thiệp;

- Hướng dẫn và thực hiện việc thu thập bằng chứng, lưu giữ chứng cứ tổn hại của trẻ em do bị xâm hại để phục vụ việc giám định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

b) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp:

          - Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp; khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB;

- Lưu trữ hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

- Chuyển tuyến đối với trẻ em bị xâm hại để chăm sóc và phục hồi về sức khỏe trong trường hợp vượt quá khả năng của trạm y tế xã.

5. Nhiệm vụ của Trưởng Công an

a) Tổ chức thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp:

- Tiếp nhận thông tin về trường hợp trẻ em bị xâm hại và thông báo cho người làm công tác BVTE cấp xã về trường hợp tiếp nhận kèm theo thông tin ghi chép theo mẫu quy định;

- Triển khai các biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em;

- Thực hiện việc thu thập thông tin liên quan đến trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND cấp xã; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và phối hợp đánh giá kết quả hỗ trợ, can thiệp.

b) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp:

          -  Hỗ trợ nhóm thường trực và người làm công tác BVTE cấp xã thực hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

- Tìm hiểu nguyên nhân của hành vi xâm hại trẻ em và thu thập đồ vật, tài liệu có liên quan phục vụ công tác điều tra hành vi xâm hại trẻ em; bảo vệ các thành viên nhóm thường trực trong trường hợp gặp nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ BVTE;

- Thực hiện cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp khác theo phân công của Chủ tịch UBND cấp xã; phối hợp với người làm công tác BVTE cấp xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và phối hợp đánh giá kết quả hỗ trợ, can thiệp.

6. Nhiệm vụ của các thành viên khác

Chủ tịch UBND cấp xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên khác phối hợp với người làm công tác BVTE cấp xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; trực tiếp cung cấp hoặc giới thiệu, chuyển tuyến các dịch vụ bảo vệ trẻ em; theo dõi quá trình hỗ trợ, can thiệp, cung cấp dịch vụ và đánh giá kết quả hỗ trợ, can thiệp.


Phần 2

HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM THƯỜNG TRỰC

BẢO VỆ TRẺ EM CẤP XÃ

 

          Hoạt động của từng thành viên nhóm thường trực BVTE cấp xã trong việc thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB[8] theo các bước cụ thể như sau:

          Bước 1. Tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin về trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB.

          Bước 2. Đánh giá nguy cơ ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em trong trường hợp trẻ em đang bị tổn hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ cao bị tổn hại.

          Bước 3. Thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến trẻ em làm cơ sở đánh giá nguy cơ cụ thể nhằm xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ em.

          Bước 4. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp để giải quyết các vấn đề và nhu cầu của trẻ em.

          Bước 5. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.

          Bước 6. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.


Hoạt động của nhóm thường trực bảo vệ trẻ em thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp

 Bước

Nội dung hoạt động

Chủ tịch UBND

Công chức LĐTBXH

Người làm công tác BVTE

Trưởng trạm

y tế

Trưởng

Công an

Các thành viên khác

Bước 1

Tiếp nhận trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em có HCĐB

Hoạt động 1

Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi (từ nơi tiếp nhận thông tin theo quy định và trực tiếp từ các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân)

Chỉ đạo, đôn đốc người làm công tác BVTE thực hiện hoạt động tiếp nhận, thống kê, phân loại và lập hồ sơ đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB

 

1. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác

2. Ghi chép hồ sơ   theo Mẫu 1 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

 

Khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ em bị xâm hại thì thông tin, thông báo, tố giác đến nơi tiếp nhận thông tin (UBND cấp xã, Tổng đài 111, cơ quan LĐTBXH các cấp, cơ quan công an các cấp)

1. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác  

2. Ghi chép hồ sơ theo Mẫu 1 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

3. Chuyển thông tin và Mẫu 1 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP cho người làm công tác BVTE cấp xã

4. Ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em đang diễn ra, có nguy cơ diễn ra tại thời điểm tiếp nhận thông tin

Thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến nơi tiếp nhận thông tin (người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, Trưởng công an xã, Tổng đài 111, cơ quan LĐTBXH các cấp, cơ quan công an các cấp)

Hoạt động 2

Thống kê, phân loại trẻ em có HCĐB trên địa bàn xã (14 nhóm); phát hiện kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi

Lập, trình phê duyệt và điều phối thực hiện kế hoạch thống kê, phân loại các đối tượng trẻ em trên địa bàn xã

Chủ trì thực hiện kế hoạch thống kê, phân loại, lập hồ sơ quản lý, trẻ em có HCĐB theo Mẫu 1 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

 

Tham gia quá trình thống kê, phân loại và lập hồ sơ quản lý trẻ em có HCĐB theo phân công

 

Hoạt động 3

Chủ động phát hiện kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi

 

Tham mưu xây dựng cơ chế theo dõi, cập nhật và báo cáo kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi

 

Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác theo quy định và ghi chép hồ sơ theo Mẫu 1 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

 

 

Bước 2

Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em (đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại)

Hoạt động 4

Thực hiện đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em 

Chỉ đạo, theo dõi

 

Tổng hợp, ghi chép kết quả đánh giá theo Mẫu 2 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

 

 

1. Đánh giá mức độ tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em

2. Hỗ trợ Công an thu thập bằng chứng, lưu giữ chứng cứ tổn hại của trẻ em để phục vụ việc giám định

1. Lấy lời khai ban đầu của trẻ em.

2. Đánh giá về mức độ tiếp cận của đối tượng xâm hại với trẻ em

3. Thu giữ, bảo quản những tài liệu, đồ vật liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em

 

Hoạt động 5

Họp thống nhất đánh giá mức độ tổn hại, nguy cơ tiếp tục bị tổn hại và xác định các biện pháp can thiệp khẩn cấp

Xem xét, quyết định các biện pháp can thiệp khẩn cấp/phê duyệt kế hoạch can thiệp khẩn cấp

Phối hợp với người làm công tác BVTE cấp xã trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định các biện pháp can thiệp khẩn cấp

1. Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ tổn hạị, nguy cơ tiếp tục bị tổn hại và xác định các biện pháp can thiệp khẩn cấp

 2. Trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định các biện pháp can thiệp khẩn cấp

Báo cáo kết quả đánh giá và đề xuất giải pháp can thiệp ở khía cạnh chăm sóc các tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em

Báo cáo kết quả đánh giá và đề xuất giải pháp can thiệp ở khía cạnh bảo đảm an toàn cho trẻ em

 

Tham gia ý kiến về phương án thực hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp

Hoạt động 6

Thực hiện kế hoạch can thiệp khẩn cấp

Chỉ đạo, theo dõi và hỗ trợ thực hiện kế hoạch

 

Phối hợp với người làm công tác BVTE cấp xã thực hiện kế hoạch can thiệp khẩn cấp

1. Chuẩn bị thủ tục tạm thời cách ly trẻ em theo Mẫu 7 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

2. Thực hiện việc chuyển trẻ em đến nơi ở an toàn tạm thời

3. Theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch can thiệp khẩn cấp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã

Thực hiện việc chăm sóc các tổn hại về thể chất và tinh thần

1. Có biện pháp ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em

2. Bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (cách ly trẻ em với đối tượng xâm hại)

Hỗ trợ gia đình của trẻ em; vận động cộng đồng chăm sóc trẻ em tạm thời (nếu cần); hỗ trợ, tham gia việc bảo đảm an toàn cho trẻ em 

Trẻ em đã tạm thời được AN TOÀN về mọi phương diện (chữa trị vết thương, ngăn chặn các nguy cơ). Chuyển bước 3

Bước 3

Thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến trẻ em, đánh giá nguy cơ cụ thể, xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ em

Hoạt động 7

Họp thống nhất về mục đích, nội dung, phương pháp và thời gian thực hiện việc thu thập thông tin

Chủ trì cuộc họp; quyết định nội dung, phương án thu thập thông tin

 

Chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm:

- Mục đích, nội dung thông tin cần thu thập

- Các đối tượng cần tiếp cận để thu thập thông tin

- Dự kiến phân công các thành viên của nhóm thực hiện việc thu thập thông tin và thời gian thực hiện

Tham gia thảo luận, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian và phân công các thành viên của nhóm thực hiện việc thu thập thông tin

 

Hoạt động 8

 

Tiến hành thu thập thông tin

Chỉ đạo, theo dõi và hỗ trợ việc thu thập thông tin khi cần

 

 Điều phối, hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện việc thu thập thông tin

 

 Làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan đến trẻ em (theo phân công của Chủ tịch UBND cấp xã) hoặc phối hợp với các thành viên của tổ chức PHLN về trẻ em (Trưởng thôn...) để thu thập các thông tin theo mục tiêu, nội dung, phương pháp và thời gian đã được thống nhất ở hoạt động 7, bao gồm việc lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và gia đình của trẻ em (trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em) liên quan đến nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em

Hoạt động 9

Họp nhóm tiến hành tổng hợp,  phân tích thông tin đánh giá nguy cơ cụ thể, xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ em

Chủ trì cuộc họp  và kết luận về các vấn đề, nhu cầu của trẻ em cần hỗ trợ, can thiệp

Phối hợp để chuẩn bị cho cuộc họp

1. Chuẩn bị tài liệu báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thời gian họp

2. Tổng hợp kết quả phân tích thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể, xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ em, ghi chép hồ sơ theo Mẫu 3 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

 

 

1. Trình bày kết quả thu thập thông tin liên quan đến trẻ em từ quá trình làm việc với các nhóm đối tượng liên quan ở hoạt động 7

2. Phân tích thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể, xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ em dựa trên các thông tin thu thập được

3. Đánh giá nguồn lực tại địa phương

Bước 4

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Hoạt động 10

 

Họp để xác định mục tiêu và các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trên cơ sở đánh giá nguồn lực thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp

 

Chủ trì họp và kết luận về các mục tiêu, biện pháp hỗ trợ, can thiệp tại cộng đồng, các dịch vụ chuyển tuyến (nếu cần)

 

Tham vấn, cung cấp các thông tin liên quan tới nguồn lực từ các chương trình, đề án và chính sách liên quan

1. Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp

2. Báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thời gian họp

3. Thông báo thời gian, địa điểm họp đến các thành phần tham gia

4. Trình bày kết quả đánh giá nguy cơ cụ thể và xác định vấn đề, nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ theo thứ tự ưu tiên. Dự kiến mục tiêu, biện pháp và nguồn lực thực hiện các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp

5. Ghi biên bản cuộc họp

Tham gia họp

 

Tham gia họp và thảo luận góp ý kiến về mục tiêu, biện pháp, thời gian và nguồn lực thực hiện các hỗ trợ, can thiệp nhằm giải quyết các vấn đề của trẻ em, bao gồm:

1. Chăm sóc, phục hồi các tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em

2. Đảm bảo an toàn cho trẻ em, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ tiếp tục gây tổn hại cho trẻ em

3. Tư vấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em

4. Nâng cao năng lực BVTE cho gia đình, hỗ trợ trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội

5. Nâng cao năng lực BVTE cho cộng đồng

6. Chuyển tuyến đến các dịch vụ cần thiết

Hoạt động 11

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

 

Tham gia ý kiến cho dự thảo kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Dự thảo kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu 4 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

 

Tham gia ý kiến cho dự thảo kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Hoạt động 12

Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Xem xét, phê duyệt kế hoạch

Rà soát hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp xã

1. Dự thảo quyết định theo Mẫu 5 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

2. Hoàn thiện hồ sơ trình (chuyển công chức LĐTBXH)

3. Gửi kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đã được phê duyệt đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

 

 

 

 

Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt, gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

Bước 5

Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

 

 

 

 

 

Hoạt động 13

Tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Chỉ đạo việc thực hiện

 

Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Triển khai cụ thể việc thực hiện việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp theo phân công 

Theo dõi, kết nối việc thực hiện các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ, can thiệp trên địa bàn xã

- Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cung cấp dịch vụ

- Thu thập thêm thông tin để xác định biện pháp thay thế

- Đề xuất biện pháp thay thế liên quan tới nhiệm vụ được phân công

Chủ trì họp, quyết định điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết)

Tham gia họp

Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp xã kịp thời điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết)

Tham gia họp, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

Hỗ trợ thực hiện

Hỗ trợ thực hiện

Yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có trách nhiệm BVTE các cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE ngoài địa bàn xã (chuyển tuyến)

Đề xuất và chuẩn bị thủ tục  chuyển tuyến trong trường hợp trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng hoặc cần giám định tổn hại đối với trẻ em bị xâm hại tình dục

 Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc

 

Kết nối, yêu cầu, vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hỗ trợ (nguồn lực, dịch vụ chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài...)

Hoạt động 14

Thực hiện cung cấp dịch vụ theo kế hoạch

1. Theo dõi  thực hiện kế hoạch

2. Hỗ trợ việc kết nối nguồn lực và các dịch vụ chuyển tuyến

Tư vấn, trợ giúp   trẻ em và gia đình của trẻ em tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội

 

1. Cung cấp dịch vụ theo chức năng

2. Đề xuất chính sách trợ giúp trẻ em và gia đình

3. Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục liên quan đến chăm sóc thay thế

4. Hỗ trợ trẻ em khi tham gia quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

1. Chăm sóc y tế cho trẻ bị xâm hại

2. Tiếp tục thu thập bằng chứng, lưu giữ chứng cứ phục vụ cho việc điều tra hành vi xâm hại

3. Tư vấn, cung cấp kiến thức liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người nuôi dưỡng trẻ em

1. Thực hiện việc bảo vệ an toàn cho trẻ em

2. Theo dõi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ an toàn cho trẻ em

3. Theo dõi, giám sát hành vi của đối tượng xâm hại và thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã

Thực hiện cung cấp dịch vụ theo phân công

 

 

Ghi chép tiến trình thực hiện việc cung cấp dịch vụ.

Bước 6

Rà soát, đánh giá

Hoạt động 15

Họp về nội dung, phương pháp, thời gian và phân công rà soát, đánh giá

 

Chủ trì họp và kết luận

Tham gia họp

1. Chuẩn bị hồ sơ họp

2. Ghi chép kết quả thảo luận và kết luận của Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

Báo cáo việc thực hiện hoạt động được phân công trong kế hoạch:

- Việc thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động được phân công

- Kết quả hỗ trợ, can thiệp

- Những khó khăn và đề xuất biện pháp khắc phục

Hoạt động 16

 Tổ chức đánh giá kết quả hỗ trợ, can thiệp thông qua làm việc trực tiếp với trẻ em, gia đình của trẻ em, các đối tượng được cung cấp dịch vụ

Chỉ đạo, theo dõi và hỗ trợ quá trình đánh giá

 

 

Làm việc trực tiếp với các nhóm đối tượng liên quan đến trẻ em (được phân công) hoặc phối hợp với các thành viên của tổ chức PHLN về trẻ em để thu thập các thông tin liên quan đến trẻ em theo mục tiêu, nội dung, phương pháp và thời gian đã được thống nhất ở hoạt động 15, bao gồm:

1. Đánh giá mức độ hoàn thành các hoạt động của kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

2. Đánh giá sự thay đổi của gia đình (về kinh tế, năng lực nuôi dạy con cái, mối quan hệ của các thành viên) tác động đến việc giải quyết các vấn đề của trẻ em

3. Đánh giá sự thay đổi các yếu tố nguy cơ trong cộng đồng đối với sự an toàn của trẻ em

Hoạt động 17

Họp đánh giá kết quả

Chủ trì họp

Tham gia phân tích, đánh giá kết quả hỗ trợ, can thiệp

Tổng hợp thảo luận và ghi chép hồ sơ theo Mẫu 6 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP

Tham gia phân tích, đánh giá kết quả hỗ trợ, can thiệp

Hoạt động 18

 

 

Quyết định kết thúc hoặc xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp mới

 

 

Quyết định kết thúc hoặc xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp mới

 

Chuẩn bị hồ sơ báo cáo kết quả đánh giá trình Chủ tịch UBND cấp xã

 

 1. Quyết định kết thúc kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Phối hợp, theo dõi việc lưu giữ hồ sơ và nhập thông tin, báo cáo

- Lưu giữ hồ sơ

- Nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu trẻ em quốc gia

 

2. Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp mới

 

Trong trường hợp, việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em không hiệu quả, các vấn đề của trẻ em chưa được giải quyết (mục tiêu, nhiều hoạt động của kế hoạch chưa hoàn thành), Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo người làm công tác BVTE cấp xã phối hợp thực hiện đánh giá lại các vấn đề và nhu cầu của trẻ em xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp mới (quay lại từ bước 3)



 

 

 

 

 

 

 


Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

I. Thành lập nhóm thường trực BVTE cấp xã

1. Kiện toàn, củng cố tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã; chỉ định nhóm thường trực BVTE cấp xã; bố trí người làm công tác BVTE cấp xã theo hướng dẫn tại Công văn số 2805/LĐTBXH-TE ngày 15/7/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Ban hành quy chế hoạt động của tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã, trong đó phân công cụ thể nhiệm vụ của các thành viên nhóm thường trực, chế độ làm việc, cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong nhóm, chế độ thông tin, báo cáo và các điều kiện hoạt động.

II. Hoạt động kiểm tra và báo cáo

1. Nội dung kiểm tra, báo cáo

          - Cập nhật thông tin về tình hình trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em có HCĐB.

          - Việc lập hồ sơ quản lý trường hợp và kết quả thực hiện các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp.

          + Số trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi (được tiếp nhận từ các nơi tiếp nhận thông tin; được phát hiện quản lý tại cộng đồng).

          + Tiến độ thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.

+ Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và phối hợp thực hiện kế hoạch.

          - Xem xét và rút kinh nghiệm quản lý các trường hợp trẻ bị xâm hại nghiêm trọng hoặc được can thiệp khẩn cấp tại địa phương.

          - Hoạt động của từng lĩnh vực chuyên môn, từng cơ quan, tổ chức trong việc BVTE; hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại (khó khăn, hạn chế và nguyên nhân).

- Các điều kiện thực hiện công tác BVTE, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (ngân sách, nhân lực, năng lực, khuôn khổ pháp lý, chính sách…).

2. Kiểm tra và hỗ trợ kỹ thuật

Tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã và cơ quan LĐTBXH cấp trên theo dõi, kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện hoạt động của nhóm thường trực, nhằm phát hiện những khó khăn, hạn chế để tìm biện pháp khắc phục.

Nhóm thường trực BVTE cấp xã liên hệ với Tổng đài điện thoại quốc gia BVTE (số 111) khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và hỗ trợ trẻ em có HCĐB để được tư vấn, hướng dẫn giải quyết.

          Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở LĐTBXH cấp tỉnh, Phòng LĐTBXH cấp huyện phối hợp tổ chức kiểm tra và hỗ trợ kỹ thuật tại địa phương.

          3. Chế độ báo cáo

Các thành viên nhóm thường trực báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã tiến trình và kết quả thực hiện các công việc/hoạt động được phân công trong quá trình thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp và công tác bảo vệ trẻ em.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có HCĐB, ngoài việc bố trí người làm công tác BVTE, kiện toàn, củng cố tổ chức PHLN về trẻ em và chỉ định nhóm thường trực BVTE cấp xã, Chủ tịch UBND các cấp tạo điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho các thành viên nhóm thường trực BVTE cấp xã./.

 

 

 

 



[1] Khoản 2 Điều 94 Luật trẻ em.

[2] Khoản 2 Điều 51 Luật trẻ em.

[3] Khoản 2 Điều 52 Luật trẻ em.

[4] Chương VI Luật trẻ em.

[5] Điều 31 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

[6] Điều 32 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

[7] Điều 53 và Điều 72 Luật trẻ em.

[8] Từ Điều 25 đến Điều 32 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.

VIDEO
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: Số 8 Phạm Sư Mệnh - Phường Quang Trung -TP Hải Dương.
Điện thoại : 02203.853.734 Email: soldtbxh@haiduong.gov.vn
Trưởng ban biên tập: Ông Bùi Thanh Tùng -Giám đốc Sở
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 38
Hôm nay: 95
Tất cả: 808,836