Bảo vệ chăm sóc trẻ em
Phát triển hệ thống tư pháp đối với trẻ em giai đoạn 2012 - 2016
05/04/2012 12:00:00


Từ năm 2006 – 2010, tình trạng này có xu hướng giảm nhưng không ổn định, đặc biệt, tỷ lệ đối tượng bị xử lý hình sự tăng (năm 2007 là 27,1%, năm 2010 là 36%) và hình phạt phổ biến nhất là phạt tù có thời hạn. Báo cáo cũng cho thấy, trong vòng 10 năm từ 2001 – 2010, có khoảng 10.000 em bị xâm hại tình dục, riêng năm 2009, có tới 1.800 trường hợp, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 13-13 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,20%.

Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về trẻ em có liên quan đến hệ thống tư pháp vì lý do chăm sóc, bảo vệ. Năm 2009, Tòa án nhân dân các cấp xử lý gần 41.000 vụ ly hôn thì hơn 87% số vụ có liên quan đến con chưa thành niên, 57,37% vụ liên quan đến bạo lực gia đình và gần 40% vụ liên quan đến tranh chấp con cái.
Thời gian tới, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, nghiên cứu, giám sát, cụ thể sẽ lồng ghép vào việc thực hiện Chiến lược cải cách pháp luật, Chiến lược cải cách tư pháp, các chương trình, dề án quốc gia khác; Hoàn thiện luật pháp, chính sách liên quan đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật và trẻ em là nạn nhân, nhân chứng của tội phạm nhằm tăng cường xử lý chuyển hướng, xử lý theo hướng không giam giữ, tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tăng cường bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng của tội phạm.

Củng cố hệ thống và nâng cao năng lực trên cơ sở vận động và thí điểm thành lập tòa án gia đình/tòa án người chưa thành niên; tăng cường các đơn vị điều tra chuyên trách về bảo vệ trẻ em; Tăng cường đào tạo, tập huấn về điều tra, truy tố, xét xử thân thiện đối với người chưa thành niên, chú trọng tới nhu cầu đặc biệt của trẻ khuyết tật, trẻ là người dân tộc thiểu số; Lồng ghép nội dung bảo vệ trẻ em, tư pháp đối với trẻ em vào chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo cho các cơ quan tư pháp, công an.

Tăng cường dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em trong hệ thống tư pháp: Xây dựng, thực hiện và nhân rộng các chương trình xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng, tăng cường trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật và trẻ em là nạn nhân, nhân chứng của tội phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình phòng lấy lời khai thân thiện với trẻ em, nhân rộng xuống cấp huyện và ra các địa phương có tỷ lệ tội phạm xâm hại trẻ em cao.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ trẻ em, tư pháp đối với trẻ em, vai trò của cộng đồng trong việc giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của tội phạm tái hòa nhập cộng đồng. Tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên; Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong và ngoài nhà trường; Tăng cường tiếp cận thông tin cho nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, cho trẻ em lang thang, trẻ em di cư.

Theo Molisa.gov.vn

VIDEO
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: Số 8 Phạm Sư Mệnh - Phường Quang Trung -TP Hải Dương.
Điện thoại : 02203.853.734 Email: soldtbxh@haiduong.gov.vn
Trưởng ban biên tập: Ông Bùi Thanh Tùng -Giám đốc Sở
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 40
Hôm nay: 172
Tất cả: 840,822