Bảo hiểm thất nghiệp
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
23/09/2013 12:00:00

Ngày 22 tháng 8 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013 (Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực).

1. Quy định vi phạm về dịch vụ việc làm: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với tổ chức dịch vụ việc làm có hành vi thu phí dịch vụ việc làm vượt quá mức quy định theo một trong các mức sau đây:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm;

Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho người lao động khoản phí dịch vụ việc làm đã thu của người lao động cao hơn mức quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này; buộc nộp lại phí dịch vụ việc làm đã thu của người lao động vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Quy định vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi làm việc nhưng không có giấy phép lao động, trừ các trường hp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.

Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức là từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng khi sử dụng từ 01 người đến 10 người; từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi sử dụng từ 11 người đến 20 người; từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi sử dụng từ 21 người trở lên.

3. Vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp:

- Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm thất nghiệpPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm thất nghiệp; phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định, đóng bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo  bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

4. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm thất nghiệp:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối vớingười sử dụng lao động hành vi không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.

Đồng thời Nghị định còn quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của thanh tra lao động, thủ tục xử phạt và điều khoản chuyển tiếp về các hành vi vi phạm xẩy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013.

VIDEO
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: Số 8 Phạm Sư Mệnh - Phường Quang Trung -TP Hải Dương.
Điện thoại : 02203.853.734 Email: soldtbxh@haiduong.gov.vn
Trưởng ban biên tập: Ông Bùi Thanh Tùng -Giám đốc Sở
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đang truy cập: 48
Hôm nay: 346
Tất cả: 804,588