Giảm nghèo - Bảo trợ xã hội
VĂN BẢN MỚI VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO, BẢO TRỢ XÃ HỘI
13/02/2019 12:00:00

Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành 03 Kế hoạch triển khai công tác giảm nghèo, và công tác người cao tuổi năm 2019. Cụ thể như sau:

UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH HẢI DƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 382 /KH - UBND

Hải Dương, ngày 01 tháng  02 năm 2019

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2019

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020, Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Hải Dương năm 2019 với các nội dung cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO NĂM 2018

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018, toàn tỉnh có:

- Tổng số hộ dân cư: 602.836 hộ;

- Tổng số hộ nghèo: 15.255 hộ, chiếm tỷ lệ 2,53%; Trong đó:

+ Hộ nghèo theo thu nhập: 15.244 hộ.

+ Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: 11 hộ.

- Tổng số hộ cận nghèo: 19.292 hộ, chiếm tỷ lệ 3,20%.

Đến cuối năm 2018 đã có: 7.665 hộ thoát nghèo, 297 hộ tái nghèo, 1.334 hộ phát sinh nghèo mới; 7.423 hộ thoát cận nghèo, 291 hộ tái cận nghèo, 2.445 hộ phát sinh cận nghèo mới. Đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 3,60% (cuối năm 2017) xuống còn 2,53% (vào cuối năm 2018, giảm 1,07%), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 3,70% xuống 3,20% (giảm 0,50%). Toàn tỉnh có 6.673 hộ nghèo thuộc diện chính sách bảo trợ xã hội, 48 hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công với cách mạng.

Chia theo tỷ lệ hộ nghèo của các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), toàn tỉnh có:

+ 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 5 % đến dưới 7%.

+ 68 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 3 % đến dưới 5%.

+ 128 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 2% đến dưới 3%.

+ 67 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%.

II. MỤC TIÊU NĂM 2019

1. Mục tiêu

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2019 từ 1,0% trở xuống theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Giải quyết thủ tục cho vay vốn cho trên … hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi;

- Đảm bảo 100% các đối tượng hộ nghèo; bảo trợ xã hội; các hộ cận nghèo được hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh có đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định;

- Thực hiện miễn giảm học phí, các khoản đóng góp khác cho 100% học sinh thuộc hộ nghèo theo quy định;

- Tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi cho…lượt người nghèo và cận nghèo theo chương trình khuyến nông;

- Hỗ trợ 100% các hộ nghèo, cận nghèo tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới được tiếp cận với nguồn nước sạch;

- Tăng cường vận động quỹ "Vì người nghèo'' các cấp để bổ sung nguồn lực hỗ trợ chương trình làm nhà ở cho hộ nghèo giảm nghèo;

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả để các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cơ hội tiếp cận, thụ hưởng giúp giảm nghèo bền vững;

- Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo cho trên 2.500 cán bộ thuộc Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện); cán bộ chủ chốt các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và đội ngũ trưởng, phó thôn, khu dân cư;

- Đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn tuyên truyền về công tác giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo trên hệ thống truyền thanh cấp xã và các thôn, khu dân cư để người dân được biết;

- Thực hiện đầy đủ các chính sách bảo trợ xã hội, các trợ giúp theo quy định đối với hộ nghèo.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác thông tin, truyền thông

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phát động phong trào thi đua: "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

 - Tập huấn, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, truyền thông về công tác giảm nghèo các cấp nhằm đưa chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh được truyền thông sâu rộng, tạo thành phong trào thi đua cùng giúp nhau giảm nghèo hiệu quả.

2. Hỗ trợ hộ nghèo có việc làmphát triển sản xuất, tăng thu nhập

a. Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo:

Giải quyết thủ tục cho vay đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên (thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% chuẩn nghèo)….có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học tập từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ưu tiên các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao được vay nguồn vốn ngân sách tỉnh uỷ thác với mức lãi suất cho vay theo quy định của Chính phủ thời điểm hiện tại.

b. Thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả:

- Tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ cho các hộ nghèo và cận nghèo tham gia;

- Hỗ trợ phát triển sinh kế, ngành nghề, tập trung các nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nhóm hộ gia đình; nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, tạo cơ hội cho các hộ nghèo, cận nghèo tham gia, tăng thu nhập giúp giảm nghèo bền vững; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

c. Dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020", trong đó ưu tiên đối với lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc các hộ có thu nhập tối đa bằng 150% chuẩn nghèo có nguyện vọng, nhu cầu học nghề đều được tham gia học nghề.

- Tăng cường vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiếp nhận lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo vào làm việc. Tiếp tục tổ chức hiệu quả các sàn giao dịch việc làm và phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, xã để tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo có cơ hội tìm việc làm tăng thu nhập.

3. Thực hiện chính sách xã hội

a. Về bảo hiểm y tế

- Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 100% người nghèo về thu nhập. Hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho nhóm người nghèo thiếu hụt tiếp  cận các dịch vụ xã hội cơ bản; đối tượng bảo trợ xã hội, người từ đủ 80 tuổi trở lên, bệnh nhân phong, người khuyết tật nhẹ.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng" do nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, kết hợp nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, huy động cộng đồng để 100% người cận nghèo của tỉnh được hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các đơn vị cơ sở y tế và đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo;

b. Hỗ trợ về giáo dục đào tạo

Bảo đảm 100% con các hộ nghèo được miễn, giảm một phần học phí, được hỗ trợ sách giáo khoa và đồ dùng học tập theo quy định; đồng thời giúp đỡ cho con em hộ nghèo có điều kiện theo học ở các bậc học cao hơn.

c. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo của tỉnh theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTG ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh vận động các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, cán bộ công chức, viên chức, người lao động, các nhà hảo tâm, xây dựng "Quỹ vì người nghèo", huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ nhằm tiếp tục thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.

d. Trợ cấp xã hội

- Thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên, đột xuất tại cộng đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.

- Trợ giúp khó khăn, hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo theo quy định.

đ. Về trợ giúp pháp lý

Hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo có điều kiện nâng cao hiểu biết pháp luật, kịp thời tiếp cận các dịch vụ pháp lý miễn phí.

4. Hỗ trợ hộ nghèo thuộc diện người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, dân tộc thiểu số

Ưu tiên trong thực hiện các chính sách đối với người nghèo thuộc diện người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, dân tộc thiểu số, thôn đặc biệt khó khăn, trong đó chú trọng việc hỗ trợ nhà ở, thực hiện các chính sách; xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, chợ, điện nước sinh hoạt....)

5. Nhân rộng mô hình giảm nghèo

Năm 2019, Ủy ban nhân dân 08 huyện, thị xã, thành phố thực hiện triển khai 08 dự án mô hình nhân rộng giảm nghèo đã đăng ký được phê duyệt tại Kế hoạch nhân rộng mô hình giảm nghèo 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương bảo đảm công khai, dân chủ, bình đẳng giới, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương.

6. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo

Tiếp tục công tác tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của các chương trình.

7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại cấp huyện, cấp xã và hộ gia đình theo Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

8. Tăng cường lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo

Thực hiện lồng ghép các hoạt động triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo các hộ nông dân nghèo đều được hỗ trợ, tạo điều kiện trong các hoạt động của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan thực hiện các chính sách trợ giúp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo như: bảo hiểm y tế, giáo dục, tín dụng, nhà ở, dạy nghề tạo việc làm..... trình Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn lực để thực hiện chương trình và đề xuất cơ chế, chế độ hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo;

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định;

- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính

- Lồng ghép việc thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, trong đó ưu tiên các xã khó khăn, các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo nguồn vốn được phân công quản lý;

- Đề xuất nguồn lực cho chương trình giảm nghèo, cơ chế, chính sách, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của tỉnh;

- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch giảm nghèo theo đúng mục tiêu, chế độ tài chính hiện hành.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất nhân rộng mô hình giảm nghèo; hướng dẫn khuyến nông, lâm, ngư…Tham mưu giúp Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Chương trình giảm nghèo, xây dựng các mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo giúp các hộ nghèo tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo giảm nghèo bền vững.

4. Sở Y tế

- Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT của người nghèo, cận nghèo và phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cận nghèo;

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong tỉnh, đặc biệt là trạm y tế xã, phường, thị trấn;

- Chủ trì thực hiện việc hỗ trợ kinh phí 20% mệnh giá mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo của tỉnh theo Kế hoạch của Dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng".

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai, thực hiện hiệu quả các quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, vận động các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân quan tâm, chăm lo phát triển cơ sở vật chất, trường lớp, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; tạo điều kiện cho trẻ em nghèo được đến trường;

- Chỉ đạo các trường chuyên nghiệp phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có kinh tế khó khăn thu nhập tối đa bằng 150% chuẩn nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay theo chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên theo Quyết 157/2007/QĐ-TTg ngày 21/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Sở Công thương

Tham mưu, đề xuất triển khai các đề án khuyến công, phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề. Phối hợp vận động các doanh nghiệp ủng hỗ quỹ "Vì người nghèo" và hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo.

7. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tỉnh Hải Dương.

8. Sở Tư pháp

Tổ chức và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

9. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện chính sách đưa văn hoá về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận văn hoá, thông tin;

- Lồng ghép các chương trình phát triển văn hoá với chương trình giảm nghèo.

10. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí, hướng dẫn cán bộ, công chức kiêm nhiệm làm công tác giảm nghèo cấp huyện, xã, thôn đảm bảo cơ cấu vị trí việc làm theo quy định.

- Hướng dẫn tiêu chí khen thưởng đối với hộ, huyện, xã, thôn, khu dân cư có thành tích giảm nghèo bền vững;

11. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bản tỉnh thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo thông tin, hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; tăng cường xây dựng các kế hoạch, chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề để đăng tải, phát sóng các tin, bài, hình ảnh về gương điển hình tiên tiến, cách làm hay, có hiệu quả thiết thực về giảm nghèo thông tin.

- Hướng dẫn, thẩm định, cấp phép kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu xuất bản các ấn phẩm thông tin, tài liệu tuyên truyền về Kế hoạch thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2019.

12. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương

Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh về  Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh; các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; Đưa tin những kinh nghiệm, những mô hình giảm nghèo hiệu quả, gương người nghèo vươn lên thoát nghèo, các mô hình chuyển đổi sản xuất giúp nông dân thoát nghèo của các xã, phường, thị trấn.

  13. Bảo hiểm Xã hội tỉnh

- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người từ đủ 80 tuổi trở lên chưa có thẻ BHYT, người khuyết tật, bệnh nhân phong.

 - Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan triển khai bảo hiểm y tế cho người cận nghèo.

14. Ngân hàng Nhà nước Tỉnh

Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện chương trình tín dụng ưu tiên, tín dụng chính sách đối với các cá nhân, hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, góp phần giảm nghèo bền vững.

 15. Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh

- Thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay học sinh sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo làm nhà ở….đảm bảo các thủ tục vay được thuận tiện, đúng quy định hiện hành;

- Ngân hàng Chính sách xã hội bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chủ động khảo sát nhu cầu vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách tích cực đề xuất Ngân hàng trung ương bổ sung vốn phục vụ các đối tượng ngoài ra chủ động báo cáo đề xuất  Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp huy động nguồn lực trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tích cực thực hiện cụ thể như bổ sung ổn định nguồn vốn từ ngân sách địa phương

16. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Rà soát, kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện giai đoạn 2016-2020 theo cơ cấu, thành phần Ban chỉ đạo cấp tỉnh;

- Căn cứ vào kết quả, điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018, các đặc điểm, nguyên nhân nghèo của địa phương mình chủ động xây dựng Kế hoạch giảm nghèo phù hợp; bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giảm nghèo tại địa phương, tập trung hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công, bảo trợ xã hội, dân tộc thiểu số; bố trí đủ và ổn định cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã;

- Vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tiếp nhận con em hộ nghèo vào làm việc;

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành; đồng thời chỉ đạo các phòng chức năng thuộc huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện các chỉ tiêu, chính sách, giải pháp giảm nghèo; chỉ đạo cấp xã tăng cường công tác kiểm tra giám sát đánh giá công tác giảm nghèo;

- Theo dõi, quản lý chặt chẽ biến động của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh theo quy định.

17. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tính, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh và Tỉnh Đoàn Hải Dương chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tuyên truyền vận động, hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tích cực, chủ động khai thác các nguồn vốn cho hộ nghèo, cận nghèo vay phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ; vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các hộ khá, giàu nhận giúp đỡ các hộ nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng cuộc vận động "Ngày vì người nghèo". Tăng cường các biện pháp vận động xây dựng và phát huy hiệu quả nguồn quỹ  "Vì người nghèo" các cấp./.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  356   /KH-UBND

Hải Dương, ngày 30  tháng 01 năm 2019

KẾ HOẠCH

Nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2019-2020

trên địa bàn tỉnh Hải Dương

         

Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn nột số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ Nghị quyết số 08/2018/NQ - HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Quyết định mức hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã giai đoạn 2018 -2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 03/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành quy định mức hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Chương trình số 2799/CTr - UBND ngày 31/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nhân rộng các mô hình giảm nghèo trên địa bàn cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; gắn phát triển sản xuất với giảm nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nghề truyền thống, đặc trưng phù hợp với điều kiện từng địa phương. Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người nghèo trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Trên cơ sở các làng nghề truyền thống, các đặc trưng về sản xuất của các địa phương, đánh giá các mô hình sản xuất đã và đang thực hiện thành công, đúc rút kinh nghiệm về cơ chế, quy trình thực hiện, đối tượng tham gia, điều kiện bảo đảm… từ đó tìm mô hình hiệu quả để tiếp tục nhân rộng cho phù hợp với điều kiện, thế mạnh từng địa phương, phù hợp với nhu cầu, tập quán của người dân và có khả thi khi nhân rộng.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện mới, linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của công tác giảm nghèo bền vững.

- Lập dự án, thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng quy trình, đạt hiệu quả; kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết đánh giá và báo cáo kịp thời.

- Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các mô hình đảm bảo hiệu quả.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng hỗ trợ

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; nhóm hộ, cộng đồng dân cư;  tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Phạm vi thực hiện

Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh; Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, ưu tiên thực hiện trước tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và các xã đăng ký tham gia Chương trình nông thôn mới.

3. Một số nguyên tắc chung trong thực hiện dự án, mô hình

- Đảm bảo công khai, dân chủ có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án.

- Phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án phải có đơn đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo; hộ mới thoát nghèo phải có cam kết không tái nghèo, tái cận nghèo. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hộ không nghèo tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo tự đảm bảo kinh phí thực hiện. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Hỗ trợ thông qua cộng đồng có thể là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện, hoặc hình thành theo từng thôn, khu dân cư, được UBND cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể.

- Nguồn vốn hình thành một phần từ ngân sách nhà nước, từ vốn vay tín dụng ưu đãi, từ nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án khác trên địa bàn (như đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ đất sản xuất), từ vốn đối ứng của hộ gia đình.

Vốn hỗ trợ của ngân sách theo phương thức có thu hồi, luân chuyển và bảo toàn trên địa bàn thực hiện dự án.

- Nội dung hỗ trợ tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng dự án, bao gồm hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, hướng dẫn chăm sóc, bảo quản, chế biến, phòng trừ dịch bệnh gắn với tiếp cận thị trường.

Lưu ý: Các nguyên tắc trên cần được xuyên suốt trong toàn bộ chương trình, bao gồm cả hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc dự án hỗ trợ sinh kế do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện để bảo đảm tính thống nhất.

4. Các loại mô hình

- Nhân rộng các mô hình: khuyến nông, lâm, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung, mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ (giao thông, thủy lợi, khu sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch…); mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo.

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.

- Các loại mô hình giảm nghèo cụ thể :

*Mô hình giảm nghèo đặc thù

-  Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, gồm: trồng, chăn  nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình hoặc tổ, đội sản xuất của Hợp tác xã (nơi có tổ chức Hợp tác xã - gọi chung là nhóm hộ), với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông - lâm ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo.

- Hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng, chế biến thủy sản) theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung.

- Hỗ trợ thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Hỗ trợ, khuyến khích thực hiện và nhân rộng mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ; phát huy được vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện các mô hình giảm nghèo.

- Ngoài các mô hình nêu trên, các địa phương có thể lựa chọn các mô hình khác cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

*Mô hình giảm nghèo liên kết với doanh nghiệp

- Hỗ trợ hộ nghèo liên kết với doanh nghiệp trong việc dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo để tăng thu nhập.

- Hỗ trợ hộ nghèo và cộng đồng tham gia liên kết sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết của từng địa phương; liên kết phát triển vùng nguyên liệu cung ứng cho doanh nghiệp; hỗ trợ kết nối hộ nghèo với thị trường thông qua phát triển dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Khuyến khích xây dựng, nhân rộng mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng quy mô nhỏ như thủy lợi tưới tiêu phục vụ sản xuất, đường giao thông đến khu sản xuất, vùng nguyên liệu.

5. Mức hỗ trợ: Tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án, mô hình, trong đó:

+ Hỗ trợ vốn cho các hộ tham gia dự án, mô hình: Hộ nghèo: 7 triệu đồng/hộ; hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 5 triệu đồng/hộ.

Vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình tham gia dự án được thực hiện theo phương thức luân chuyển vốn, cụ thể: Hộ gia đình được hỗ trợ vốn có trách nhiệm hoàn trả 2/3 vốn cho cộng đồng để luân chuyển vốn cho các hộ khác theo hình thức:

- Hết năm thứ nhất: hoàn trả 1/3 vốn;

- Hết năm thứ hai: hoàn trả 1/3 vốn;

 - 1/3 vốn còn lại hộ gia đình không phải hoàn trả.

+ Chi cho công tác xây dựng và quản lý dự án, mô hình các cấp: Bằng 5%  mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án, mô hình.

Trường hợp sau 3 năm thực hiện, nhu cầu hỗ trợ vốn không còn, theo đề nghị của cộng đồng, UBND cấp xã có thể quyết định sử dụng nguồn vốn thu hồi để xây dựng các công trình công ích phục vụ cộng đồng. Căn cứ quyết định phê duyệt mô hình, dự án. Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi triển khai dự án) họp bàn với cộng đồng và đối tượng tham gia dự án thống chất cơ chế, cách thức thực hiện trong việc thu hồi, luân chuyển một phần kinh phí dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật.

6. Lộ trình thực hiện: Trong 02 năm (năm 2019 và năm 2020).

6.1. Năm 2019:

- Số lượng: 08 mô hình (dự án);

- Dự án, địa bàn thực hiện:

+ Mô hình sản xuất cây rau màu cho giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình trồng Đào, hoa, cây tết tại xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình chuyển đổi diện tích cây Lúa sang trồng cây Vải sớm, cây Quất tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo tại xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: trồng trọt (chuyên canh cây hành mủa), chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo, cận nghèo tại xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nghèo tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: trồng trọt (chuyên canh cây hành mủa), chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo tại xã Cổ Bì, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao; trồng rau, củ quả, chăn nuôi thủy sản tại xã Đức Xương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

6.2. Năm 2020:

- Số lượng: 12 mô hình (dự án);

- Địa bàn, dự án thực hiện:

+ Mô hình sản xuất cây rau màu cho giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản tại xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình trồng cây Cà chua trên gốc cây Cà tím tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình trồng cây rau an toàn tại xã Đại Đức, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình chuyển đổi diện tích cây lúa sang trồng cây Vải sang trồng cây ngắn ngày tại xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo tại xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ ký thuật cho lao động nghèo, cận nghèo tại xã Tân Dân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình trồng cây Hành tại xã Việt Hưng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nghèo tại xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh hải Dương;

+ Mô hình phát triển nông nghiệp gồm: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ theo nhóm hộ gia đình, với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông ở các vùng đặc thù, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo tại tại xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Gia Hòa, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương;

+ Mô hình sản xuất cây rau màu cho giá kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản tại xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

+ Mô hình nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ.

7. Tiến độ thời gian thực hiện

7.1 Năm 2019

- Đến tháng 3/2019 cấp tỉnh ban hành Kế hoạch, hướng dẫn việc triển khai nhân rộng mô hình, cấp kinh phí thực hiện mô hình cho các địa phương năm 2019.

- Từ tháng 4/2019 đến 5/2019 cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn mô hình năm 2019.

- Từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019 tổ chức tập huấn cho một số địa phương, đơn vị, hộ gia đình tham gia dự án, mô hình.

- Tháng 10/2019 kiểm tra, giám sát hoạt động mô hình.

- Tháng 11/2019 các địa phương triển khai mô hình báo cáo về cấp huyện, cấp huyện báo cáo cấp tỉnh để chuẩn bị tổng hợp báo cáo sơ kết.

- Đến tháng 12/2019 sơ kết hoạt động mô hình năm thứ nhất.

7.2. Năm 2020

- Tháng 01/2020 cấp tỉnh cấp kinh phí cho các địa phương thực hiện mô hình năm thứ 2

- Tháng 2/2020 cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn mô hình năm 2020.

- Tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 tổ chức tập huấn cho một số địa phương, đơn vị, hộ gia đình tham gia dự án, mô hình.

- Tháng 10/2020 kiểm tra, giám sát hoạt động mô hình

- Tháng 11/2020 các địa phương triển khai mô hình báo cáo về cấp huyện, cấp huyện báo cáo cấp tỉnh để tổng hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền.

* Hàng năm các địa phương báo cáo hoạt động thực hiện mô hình, dự án theo chu kỳ của dự án, mô hình.

III. KINH PHÍ

1.Tổng kinh phí thực hiện trực tiếp mô hình, dự án từ ngân sách tỉnh cấp là: 6 tỷ trong đó năm 2019 là 2 tỷ 400 triệu đồng, năm 2020 là 3 tỷ 600 triệu đồng.

2. Kinh phí thực hiện quản lý mô hình, dự án là 5% mức hỗ trợ từ ngân sách: trong đó mức 3% cấp xã, 2% cấp huyện.

3. Hình thức phân bổ kinh phí: Kinh phí thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được phân bổ trực tiếp cho cấp huyện (có mô hình đăng ký).

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

a) Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người nghèo và cộng đồng về ý thức, trách nhiệm trong công tác giảm nghèo

Để mô hình thực hiện thành công thì việc tuyên truyền giáo dục, vận động nâng cao ý thức của người dân và trách nhiệm của chính quyền cơ sở có ý nghĩa hết sức quan trọng; qua đó giúp họ chuẩn bị về mặt tâm lý, tinh thần tham gia hoặc tinh thần chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án.

Việc tuyên truyền giáo dục cần làm cho người dân hiểu rõ, vươn lên thoát nghèo là dựa vào chính ý thức tự lực, tự cường của họ, sự hỗ trợ của nhà nước chỉ giúp họ có cơ hội vươn lên nhanh hơn, qua đó xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước.

Thông qua việc thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, người dân phải tự lực một phần, và phần khác là vay vốn thông qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội. Người dân cũng phải cam kết tham gia dự án với những điều kiện nhất định và quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

b) Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp xã, trưởng thôn và người dân tham gia mô hình

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia tổ chức thực hiện mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án, vì hiện tại đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, cũng như cán bộ làm công tác giảm nghèo theo cơ chế kiêm nhiệm còn khá hạn chế về năng lực; do vậy cần có chương trình kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp về một số nội dung sau:

- Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo;

- Kỹ năng và phương pháp thiết kế xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện một dự án về xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo; kiến thức, kỹ năng tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh;

- Phương pháp và kỹ năng theo dõi, giám sát đánh giá một dự án giảm nghèo;

- Kỹ năng truyền thông, vận động người dân tham gia dự án;

- Kỹ năng lập báo cáo, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự án….

c) Tăng cường liên kết, hợp tác cùng hỗ trợ thực hiện

Hình thành và phát triển các nhóm hộ gia đình để cùng nhau hợp tác, chia sẻ, trợ giúp trong suốt quá trình thực hiện dự án; tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, nhà khoa học để tranh thủ và phát huy được nhiều sự quan tâm, tạo thêm các điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, từ khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đến tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa.

d) Đẩy mạnh huy động nguồn lực thực hiện

Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án; các cấp chính quyền địa phương, cơ sở cần chủ động huy động nhiều kênh nguồn lực khác nhau (như đã đề ra trong phần nguyên tắc chung) để triển khai thực hiện dự án, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực như:

+ Ngân sách nhà nước;

+ Vốn vay tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội;

+ Lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình dự án khác trên địa bàn (Dạy nghề cho lao động nông thôn…);

+ Đối ứng của người dân tham gia dự án.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch triển khai, thực hiện mô hình, dự án. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo định kỳ và hằng năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các địa phương hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, tập huấn, kiểm tra, giám sát các mô hình về nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, nhà khoa học để tạo các điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, từ khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch đến tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa.

3. Sở Công thương: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các mô hình, dự án về phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xúc tiến thương mại và các mô hình, dự án tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, tập huấn, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã tham mưu, trình UBND tỉnh bố trí nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách để thực hiện mô hình cho UBND các huyện, các đơn vị triển khai, thực hiện mô hình.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành và cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho việc thực hiện Dự án, mô hình; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của dự án, mô hình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trên địa bàn tỉnh.

6. Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương về chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức thực hiện mô hình.

7. Ngân hành chính sách xã hội có trách nhiệm cho vay các dự án, mô hình thuộc mô hình nhân rộng giảm nghèo theo quy định.

8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội, các Doanh nghiệp, Hợp tác xã:

- Hướng dẫn MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên tuyên truyền về chính sách giảm nghèo, các mô hình dự án giảm nghèo; hỗ trợ, giúp đỡ vận động nguồn lực và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện mô hình.

- Trên cơ cở các mô hình đã thực hiện có hiệu quả chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội, hội viên, thành viên tham gia thực hiện mô hình bảo đảm có hiệu quả.

9. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các mô hình, dự án trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan, hướng dẫn các xã xây dựng dự án, mô hình theo các nội dung trên, đồng thời chỉ đạo thực hiện;

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra các dự án, mô hình trên địa bàn theo quy định; chỉ đạo một số dự án điểm để rút kinh nghiệm nhân rộng.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn nâng cao kỹ năng cho các hộ tham gia dự án.

- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng thời gian quy định.

10. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Xây dựng, thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt dự án, mô  hình chỉ đạo tổ chức thực hiện theo các văn bản hiện hành.

- Theo dõi các dự án mô hình hỗ trợ đến hạn để thu hồi vốn, xét duyệt hỗ trợ xoay vòng các đối tượng khác để nhiều đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo theo định kỳ 06 tháng, 01 năm về Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định (qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Lao động - Thương binh và xã hội).

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị và địa phương được giao nhiệm vụ phải kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết theo quy định./.

................................................................................................................................................................................

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 381/KH-UBND

Hải Dương, ngày 01 tháng 02 năm 2019

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi năm 2019


Căn cứ vào Kế hoạch số 889/KH-UBND ngày 28/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hànhKế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi năm 2019 như sau:

I. KHÁI QUÁT CHUNG

- Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 257.094 người cao tuổi (viết tắt là NCT), trong đó nam có 114.223 người, nữ có 142.871người. Có 71.284 người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; 29.496 người cao tuổi hưởng trợ cấp người có công; 53.401 người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (trong đó có 2.266 người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa thuộc diện hộ nghèo; 42.190 người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội; 8.945 người cao tuổi khuyết tật nặng, đặc biệt nặng); 94 người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa được nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội.Toàn tỉnh hiện có 34 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được thành lập và hoạt động hiệu quả. Năm 2018, toàn tỉnh có 32.573 NCT được chúc thọ , mừng thọ, trong đó có 206 cụ tròn 100 tuổi, từ 101 tuổi trở lên có 382 cụ (có 02 cụ 112 tuổi) Tổng số tiền chúc thọ, mừng thọ trên 13 tỷ đồng (trong đó ngân sách của tỉnh và các địa phương trên 8,4 tỷ đồng). Trong  năm 2018, toàn tỉnh đã thăm hỏi, trợ cấp, tặng quà cho cho 85.718NCT với số tiền 13 tỷ 933 triệu đồng. Trong đó, vào  dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, tổ chức Hội NCT các cấp trong toàn tỉnh đã tích cực tham gia  với cấp ủy, chính quyền, MTT, các ban, ngành,đoàn thể các nhà hảo tâm tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho NCT thuộc đối tượng chính sách, người có công, NCT nghèo cô đơn không nơi nương tựa, NCT có hoàn cảnh khó khăn. Theo báo cáo, toàn tỉnh đã trao tặng 34.769 suất quà Tết, với tổng giá trị trên 5 tỷ 247 triệu đồng.

- Công tác chăm sóc, tư vấn khám, chữa bệnh cho NCT luôn được các cấp Hội và các cơ quan, ban, ngành quan tâm; số NCT có thẻ Bảo hiểm y tế trong toàn tỉnh đạt 81,86%.

- Việc phát triển quỹ "Toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò NCT" đã được các địa phương, cơ sở quan tâm để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Kết quả, trong năm toàn tỉnh đã vận động được 3 tỷ 350 triệu đồng vào quỹ. Đến nay số dư của quỹ "Toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò NCT" trong tỉnh là 8 tỷ 452 triệu đồng, bình quân 31triệu 894 ngàn  đồng/xã. Số dư của quỹ hội trong toàn tỉnh là 61 tỷ 911 triệu đồng, bình quân  243ngàn đồng/hội viên.

II. MỤC TIÊU 2019

1. Mục tiêu chung

- Phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế phù hợp với nhu cầu, khả năng sức khỏe của người cao tuổi; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi theo quy định của pháp luật.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi ngày càng tốt hơn về công tác chăm sóc sức khỏe và đời sống vật chất, tinh thần.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh. Thu hút sự quan tâm của tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi, vận động các nguồn lực xã hội chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

- Đảm bảo 100% tổng số xã, phường, thị trấn duy trì và phát triển Quỹ Toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại địa phương.

- 30- 40% người cao tuổi có điều kiện trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ, vận động các nguồn để người cao tuổi được vay vốn phát triển sản xuất.

- 100% người cao tuổi ốm đau, bệnh tật được khám, chữa bệnh và được sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng.

- 100% người cao tuổi khuyết tật, Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng, Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được trợ cấp xã hội hàng tháng và khám chữa bệnh miễn phí. 100% người cao tuổi nghèo không có nơi nương tựa, có nhu cầu được chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định.

- 100 % các xã, phường, thị trấn thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp của nhà nước về bảo trợ xã hội, y tế theo quy định; không để người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở sống trong nhà tạm bợ, dột nát. Tạo điều kiện có điểm vui chơi giải trí, rèn luyện thể dục thể thao cho NCT.

- Phát triển thêm 12 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại cộng đồng nhằm chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.

- Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương có chuyên mục riêng cho NCT theo định kỳ, tháng.

- Khuyến khích thành lập, xây dựng mô hình nhà xã hội chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa và cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại các huyện, thị xã, thành phố. 

III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi

- Các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; đài phát thanh của các huyện, thị xã, thành phố, và đài truyền thanh của các xã, phường, thị trấn có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về người cao tuổi và tuyên truyền về các chính sách liên quan đến người cao tuổi; tuyên truyền tại cộng đồng các ngày truyền thống của người cao tuổi như Ngày thành lập Hội NCT (10/5) Ngày người cao tuổi Việt Nam (6/6), ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), Tháng hành động vì người cao tuổi (tháng 10 hàng năm).

- Phổ biến, truyền đạt những thông tin, kiến thức khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh ở người cao tuổi, tăng cường an toàn trong sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với người cao tuổi. 

2. Phát huy vai trò của người cao tuổi

Tạo điều kiện để người cao tuổi còn khả năng lao động có nhu cầu được tham gia công tác xã hội, tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh tùy theo khả năng, sức khỏe, kinh nghiệm và điều kiện của người cao tuổi để tăng thu nhập cho bản thân, gia đình góp phần vào sự phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh. Khôi phục các ngành nghề truyền thống của địa phương và truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ trẻ.

Tạo điều kiện cho NCT tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

3. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Triển khai hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: xây dựng các chuyên mục, chuyên đề dành riêng cho người cao tuổi về các hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà nhằm phát hiện bệnh sớm và hạn chế tai biến do các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

- Triển khai thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ và lập sổ quản lý sức khỏe cho người cao tuổi ở các xã, phường, thị trấn, đặc biệt quan tâm khám sức khỏe cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong Tháng hành động vì người cao tuổi; Khuyến khích các cơ quan, đoàn thể, các gia đình, cá nhân có đủ điều kiện nhận chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, sức khỏe yếu, không tự phục vụ được tại cộng đồng.

4. Chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần

- Xây dựng môi trường sống văn hóa ngày càng lành mạnh trong cộng đồng dân cư cho mọi lứa tuổi. Đồng thời, tạo môi trường ứng xử có văn hóa với người cao tuổi nơi công cộng. Khuyến khích gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

- Phát động các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở cấp cơ sở, tổ chức các hội thi: Thơ ca, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi nhân dịp các ngày lễ, tết, ngày truyền thống của NCT, ngày Quốc tế người cao tuổi và Tháng hành động vì người cao tuổi hàng năm. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao của người cao tuổi ở địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện mở rộng thêm sân bãi luyện tập, trang bị dụng cụ và bố trí cán bộ hướng dẫn viên tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao cho người cao tuổi. Biểu dương khen thưởng, động viên kịp thời các gương điển hình người cao tuổi tại các cơ sở.

- Tổ chức chúc thọ mừng thọ, tặng quà cho người cao tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và trên 100 tuổi nhân dịp tết Nguyên đán.

5. Nâng cao đời sống vật chất

- Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa thuộc diện hộ nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng;cũng như các hoạt động chăm sóc NCT củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội;

- Thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng tại xã, phường, thị trấn đối với người cao tuổi neo đơn, người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo, người cao tuổi bị tkhuyết tật, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, không trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Luật Người cao tuổi.

6. Nhân rộng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng

- Tiếp tục duy trì và phát triển các câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau đã được thành lập. Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố phát triển mới 12 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau  năm 2019 theo đề án của tỉnh (mỗi huyện/TX/TP phát triển 01 câu lạc bộ).

- Tổ chức tập huấn cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau mới được thành lập trong năm 2019.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đã được thành lập; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động các Câu lạc bộ LTHTGN mới thành lập trong năm 2019.

- Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi nhằm đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, tinh thần, tình cảm và giải trí phù hợp với hoàn cảnh của mỗi gia đình.

IV. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi được ngân sách nhà nước đảm bảo đủ theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt, đầy đủcác chính sách đối với người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Tháng hành động vì người cao tuổi; Phối hợp với Ban Đại diện Người cao tuổi tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo và triển khai các hoạt động Tháng hành động vì người cao tuổi (Tháng 10) trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông: Báo Hải Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình và các đài truyền thanh tại các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn để đưa tin tuyên truyền các chính sách đối với người cao tuổi nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;

- Chỉ đạo Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ Xã hội trực thuộc sở tiếp tục tiếp nhận, tập trung nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi lang thang không nơi nương tựa của tỉnh theo qui định hiện hành;

- Chủ trì tổ chức tập huấn cho Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ LTHTGN; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các Câu lạc bộ LTHTGN.

2. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh

- Ban đại diện Hội Người cao tuổi giữ vai trò nòng cốt trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc  tỉnh, các đơn vị có liên quan phát động trong hội viên Hội Người cao tuổi và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh hưởng ứng thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Chỉ đạo, hướng dẫn Hội cơ sở phối hợp lập danh sách người người cao tuổi 90 và 100 tuổi gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chỉ đạo Hội Người cao tuổi cấp cơ sở phối hợp tổ chức chúc thọ, mừng thọ theo đúng quy định của Luật Người cao tuổi.

- Chủ trì, triển khai phát triển Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra giám sát hoạt động của các Câu lạc bộ liên thế hệ TGN ở các địa phương đã được thành lập.

- Hướng dẫn Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp huyện, cấp xã giám sát việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT ở nơi cư trú phối hợp với trạm y tế cấp xã thực hiện khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe cho NCT theo quy định

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động Tháng hành động vì người cao tuổi (Tháng 10) trên địa bàn toàn tỉnh;

3. Sở Y tế

Chủ trì, chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo nội dung của Thông tư số 35/2011/TT-BHYT về Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trong đó chú trọng một số nội dung sau:

- Truyền thông, giáo dục sức khỏe về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để người cao tuổi tự phòng bệnh;

- Đối với các Bệnh viện đa khoa và một số Bệnh viện chuyên khoa: bố trí giường bệnh điều trị nội trú và tổ chức buồng khám riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh; khuyến khích các bệnh viện thành lập khoa Lão khoa khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực;

- Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi ít nhất một lần một năm; lập hồ sơ theo dõi, quản lý bệnh mãn tính cho người cao tuổi; khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi phù hợp với chuyên môn và chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế;

- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi bị khuyết tật để phòng ngừa và phục hồi các di chứng do chấn thương, tai nạn hoặc do các bệnh tai biến mạch máu não, bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác.

4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch   

- Chủ trì,phối hợp với các sở, ngành tổ chức các diễn đàn, chuyên mục, chuyên đề dành riêng cho người cao tuổi. Triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trong cộng đồng xã hội về công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong gia đình và ngoài cộng đồng xã hội;Lồng ghép các chủ đề về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi vào các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ ở cơ sở. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia sinh hoạt văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe, tâm lý của người cao tuổi. Khuyến khích mỗi xã, phường, thị trấn nên có các tụ điểm văn hóa để người cao tuổi có chỗ tổ chức vui chơi, sinh hoạt giải trí giúp người cao tuổi sống lâu, sống vui, sống khỏe và sống có ích.

- Hướng dẫn các khu di tích lịch sử và các cơ sở luyện tập thể dục - thể thao trong tỉnh để thực hiện việc giảm giá vé, giá dịch vụ cho người cao tuổi khi đi tham quan tại khu di tích lịch sử văn hóa và các cơ sở luyện tập thể dục, thể thao có thu phí.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội xây dựng chương trình hướng dẫn học sinh nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống "Kính già yêu trẻ" biết ơn và tôn trọng người cao tuổi, chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng.

          - Tạo điều kiện để người cao tuổi là nghệ nhân và những người cao tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm đặc biệt có nguyện vọng được trực tiếp cống hiến, truyền thụ những kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, gương mẫu, hưởng ứng phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học.

          6. Sở Giao thông Vận tải

          - Chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng. Các phương tiện vận tải hành khách công cộng phải có hướng dẫn, có chỗ ngồi ưu tiên, có công cụ hỗ trợ hoặc sự trợ giúp phù hợp với người cao tuổi.

          - Thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng trong việc thực hiện giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi và phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người cao tuổi.

7. Sở Xây dựng

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng nhà xã hội cho người cao tuổi sống độc thân không nơi nương tựa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở không để người cao tuổi có nhu cầu về nhà ở sống trong nhà tạm bợ, dột nát.

8. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư

Phối hợp với sở, ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án, kế hoạch về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.

9. Sở Nội vụ

Chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của "Quỹ toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi"; Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cácchế độ chính sách liên quan đến cán bộvà tổ chức Hội Người cao tuổi các cấp nhất là cấp cơ sở.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan triển khai, tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi còn đủ sức khỏe tham gia các hoạt động sản xuất tạo nguồn thu nhập và phát huy vai trò người cao tuổi trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

- Hỗ trợ các Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực của ngành như: Hội Làm vườn, Hội Thủy sản, Hội Sinh vật cảnh, … tổ chức các hoạt động để người cao tuổi có điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

11. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để người cao tuổi còn đủ sức khỏe tham gia các hoạt động tạo việc làm và thu nhập trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.

12. Ngân hàng Nhà nước tỉnh.

Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có các giải pháp nắm nhu cầu vay vốn của người cao tuổi còn sức khỏe muốn tăng gia sản xuất nâng cao đời sống; hướng dẫn về thủ tục cho vay; tạo điều kiện để người cao tuổi được vay vốn bằng lãi xuất cho vay hộ nghèo.

13. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các vấn đề có liên quan đến người cao tuổi; tăng cường xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, hình ảnh phản ánh về các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ, phát huy vai trò người cao tuổi; đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện, hệ thống truyền thanh cấp xã.

- Xem xét cấp phép kịp thời cho việc xuất bản các ấn phẩm thông tin, tài liệu tuyên truyền có liên quan đến người cao tuổi trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

14. Sở Tư pháp

Thực hiện phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi và trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi nghèo, người cao tuổi sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa.

15. Công an tỉnh

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác phòng ngừa và xử lý các hành vi ngược đãi, bạo hành đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật.

16. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi theo quy định; Phối hợp các sở, ngành liên quan, Ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh truyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế; tạo điều kiện để người cao tuổi khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế được thuận lợi.

17. Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động tỉnh và các đoàn thể tỉnh

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các đoàn thể phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền và hướng dẫn tổ chức hội ở các cấp, các cơ quan, doanh nghiệp…tổ chức thực hiện, huy động sức mạnh toàn dân tham gia vào công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, quan tâm chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn không người nuôi dưỡng chăm sóc; tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi và công tác người cao tuổi ở địa phương.

18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi của địa phương mình; triển khai chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; duy trì, phát triển và quản lý Quỹ "Toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi"; nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ở địa phương.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác triển khai thực hiện các chính sách về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi./.

VIDEO
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: Số 8 Phạm Sư Mệnh - Phường Quang Trung -TP Hải Dương.
Điện thoại : 02203.853.734 Email: soldtbxh@haiduong.gov.vn
Trưởng ban biên tập: Ông Bùi Thanh Tùng -Giám đốc Sở
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đang truy cập: 42
Hôm nay: 139
Tất cả: 796,737